Monday, February 6, 2017

LỤC TỰ MINH CHÚ



QUAN ÂM NGŨ BỘ CHÚ – PHẦN I
QUAN ÂM NGŨ BỘ CHÚ
PHẦN I
Huyền Thanh Nguyễn Vũ Tài dịch
* * * 
MỤC LỤC
Thay lời tựa
Lục Tự Minh Chú
Truyền thống tín ngưỡng về Lục Tự Minh Chú
Vài ý nghĩa cơ bản của Lục Tự Minh Chú
THAY LỜI TỰA
Từ xưa đến nay trong tất cả Tôn Tượng của chư Phật Bồ Tát trên vùng Á Đông thì hình ảnh Bồ Tát Quán Thế Aâm thường in nét sâu đậm nhất trong tâm thức của các giáo đồ Phật Giáo Đại Thừa. Hầu như mọi người đều xem Ngài là một bà mẹ hiền luôn ôm ấp một tình thương rộng lớn, luôn đưa mắt theo dõi muôn loài chúng sinh để kịp thời cứu giúp họ vượt qua mọi ách nạn khổ đau và đem đến cho họ niềm an vui hạnh phúc chân thật. Sự sùng kính Ngài dâng cao đến nỗi người Trung Hoa đã có câu :” Người người niệm Quán Âm” và xưng tán Ngài là Trung Hoa Giáo Chủ Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát. Còn người dân Tây Tạng thì tin tưởng rằng họ là hậu duệ của Bồ Tát Quán Thế Âm
Trên đất nước ViệtNam. Qua những câu chuyện kể , những vở chèo, tập truyện thơ minh họa các tích nhẫn nhục, từ bi, vị tha , cứu khổ của Bà Chúa Ba (Quan Âm Diệu Thiện) và Quán Âm Thị Kính thì hình ảnh Bồ Tát Quán Thế Âm lại càng đi sâu và bám rễ vững chắc hơn nơi tâm hồn người Việt. Do vậy bất kỳ một người nào biết xưng niệm Danh Hiệu và phụng thờ Tôn Tượng Quán Thế Aâm mà vượt qua được các sự khổ đau, tai nạn, bệnh hoạn… đều tự cho mình đã được sự cứu giúp tế độ của mẹ hiền Quán Thế Âm. Từ đây hàng trăm hàng ngàn mẩu chuyện linh ứng về Đức Bồ Tát Quán Thế Aâm đã xuất hiện nhằm củng cố sự phụng thờ Ngài.
Tín ngưỡng này lan rộng trong dân gian đến nỗi người ta chỉ xem Ngài như là một bà mẹ hiền chỉ biết yêu thương , chăm sóc, cứu giúp chúng sinh vượt qua mọi biển khổ mà quên đi Tôn Chỉ của Ngài là Trợ giúp cho muôn loài, tự mình giác ngộ để vượt thoát vòng sinh tử luân hồi. Như Đức Phật đã dạy:”Hãy tự xem mình là hải đảo (chỗ ẩn náu) của mình. Chính mình là chỗ nương dựa của mình, không nên tìm sự nương dựa bên ngoài. Hãy xem Giáo Pháp là hải đảo của mình, Giáo Pháp là chỗ nương dựa của mình, không nên tìm sự nương dựa ở bên ngoài”
Lời dạy này muốn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự cố gắng cá nhân nhằm đạt tới mục tiêu rốt ráo là tự thanh lọc tâm ý của mình và tự mình vượt thoát ra khỏi mọi hình thức khổ đau của cuộc sống, còn sự cầu xin van vái hay lệ thuộc vào người khác thì không có hiệu quả.
Như vậy thì quyền năng ban phát ân huệ và cứu độ những kẻ bị đọa lạc của Bồ Tát Quán Thế Aâm có hiện hữu thật hay không ?!…
Thật ra quyền năng cứu độ của Bồ Tát Quán Thế Âm được tạo thành trên Bản Nguyện của Ngài, tức là dựa trên cơ sở nỗ lực của cá nhân. Do đó Tha Lực có thể được xem là một thứ Tự Lực hiện hành nhằm thực hiện ước nguyện của cá nhân. Ví dụ như ông Paster do nhìn thấy người ta quằn quại đau khổ và bị chết vì bệnh Chó Dại nên ông đã nỗ lực tìm tòi phương cách chữa trị, cuối cùng ông đã giúp cho nhân loại ngày nay thoát khỏi căn bệnh này.
Lại nữa Tha Lực chỉ có thể hiện hành được trong những điều kiện và giới hạn nào đó phù hợp với khả năng thi thố của nó, tức là đối tượng của Tha Lực cần phải có những nhân tố gì, những điều kiện gì thì mới có thể đáp ứng được như cầu của Tự Lực. Điều này có nghĩa là khi mình muốn vươn tới thì phải có một cái gì để vươn tới, cái gì có khả năng thu hút được sự vươn tới của ta. Nói cách khác Tha Lực và Tự Lực chỉ là những biểu hiện quá trình tự ý thức , tự giác ngộ của mỗi một cá nhân. Ví như một người Thầy giỏi luôn tận tụy dạy bảo các học trò của mình và luôn quan tâm giúp đỡ chúng học tập (Tha Lực) thế nhưng học trò có tiến bộ hay không thì phần lớn đều do ý thức của chúng (Tự Lực). Đây cũng là lý do mà các Môn Đệ của Đức Phật sau khi đã trải qua một thời gian tu tập dưới sự dìu dắt của Đấng Cha Lành (Tha Lực) và chứng đạt được Quả Vị giải thoát thì Vị nào cũng nói rằng:”Những việc cần làm, Ta đã làm xong” (Tự Lực).
Do ý nghĩa này mà Tổ Huệ Năng đã nói rằng :”Khi mê thì con nhờ Thầy độ, khi giác ngộ rồi thì con tự độ”
Và các Bậc Cổ Đức cũng đã nói :”Khi còn mê muội thì chúng ta van xin cầu khẩn chư vị Bồ Tát giúp đỡ. Nhưng sau khi thức ngộ thì  chúng ta  nhận ra rằng các vị Bồ Tát luôn ở trong lòng của chúng ta, là chính chúng ta”
Tại Việt Nam, do không nắm vững được diệu dụng kết hợp giữa Tha Lực và Tự Lực nên một số người đã cho rằng Pháp tu Quán Âm chỉ gói gọn trong sự cầu đảo mê tín của những kẻ yếu đuối có căn cơ hạ liệt và Mật Giáo chính là khối ung nhọt đang hủy hoại dần truyền thống tốt đẹp của Phật Giáo?!….  Thật ra, những người có tâm bài báng đó không hề biết rằng Mật Giáo luôn hàm chứa những phương thiện thiện xảo truyền tải Giáo Lý Giải Thoát của Đức Phật Đà. Hết thảy các Đàn Giới (Manïdïala), Aán Quyết (Mudra), Thần Chú (Mantra), Minh Chú (Vidya), Tổng Trì (Dhàranïì) đều biểu tượng cho Lý Thú Giải Thoát hoặc Bản Nguyện Từ Bi Phổ Độ của các vị Hiền Thánh trong Phật Đạo, tức là người tu Mật Giáo cần phải thấu hiểu rõ ràng sự kết hợp nhuần nhuyễn của cả hai pháp Hiển Mật và Ngũ Bộ Chú chính là một biểu tượng cho pháp tu “Hiển Mật Viên Thông” của Mật Giáo.
Trong nhiều năm, với ước nguyện góp chút ít công sức cho sự phát triển của Phật Giáo ViệtNam. Tôi không ngại tài hèn sức kém đã cố gắng tìm tòi, nghiên cứu pháp tu Ngũ Bộ Chú của Bồ Tát Quán Thế Aâm và đã mạo muội biên dịch nghĩa thú tu trì của Pháp Môn này (Trọng tâm của Pháp Tu này chính là Lục Tự Minh Chú của Bồ Tát Quán Thế Âm) nhằm giúp cho một số người nghiên cứu hiểu Mật Giáo một cách rõ ràng hơn.
Nay do sự gợi ý của các bạn đồng tu, tôi đã tìm thêm được phương cách vận dụng 12 ứng hóa thân của Bồ Tát Quán Thế Aâm tương ứng với 12 tháng Âm Lịch trong năm của Mật Giáo Nepal, nên tôi ghi chép thêm vào phần Lục Tự Minh Chú nhằm hỗ trợ cho sự nghiên cứu và tìm hiểu thêm về pháp tu của Đức Đại Bi Quán Thế Aâm.
Lẽ tất nhiên bản ghi chép này vẫn còn nhiều sự khiếm khuyết, ngưỡng mong chư vị Cao Tăng Đại Đức và các bậc Long Tượng của Mật Giáo hãy rũ lòng từ bi giúp cho bản ghi chép này được hoàn thành tốt hơn.
Mọi Công Đức có được trong tập ghi chép này, con xin kính dâng lên Hương Linh Thân Phụ (Nguyễn Vũ Nhan), Thân Mẫu (Vũ Thị Ni) là  hai bậc ân nhân đầu tiên của con.
Nguyện xin cho các bậc ân nhân của tôi và toàn thể chúng Hữu Tình đều sớm vượt qua được mọi ách nạn khổ đau và đạt được hạnh phúc cao thượng trong Giáo Pháp Giải Thoát của Đấng Phật Đà.
Cuối mùa Hạ năm Bính Tuất (2006)
Huyền Thanh (Nguyễn Vũ Tài) kính ghi
Quan Âm Ngũ Bộ Chú
    Huyền Thanh Nguyễn Vũ Tài dịch

LỤC TỰ MINH CHÚ
 (VIDYÀ   SÏADÏA  KSÏARÌ )


TRUYỀN THỐNG TÍN NGƯỠNG VỀ LỤC TỰ MINH CHÚ
Lục Tự Minh Chú ( Vidyà sïadïa ksïarì ) nguyên là Tâm Chú của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát mà giáo đồ Lạt Ma giáo thường xưng tán và sau này được lưu truyền thành câu trì tụng của tín đồ Phật giáo Đại Thừa.
Theo truyền thuyết của Tây Tạng, khoảng năm 371 tương đương với thời Đông Tấn của Trung Hoa, vào đời vua Cáp Đóa Lật Tư Tán ( Tho Thori Gnõan Btsan) đột nhiên có 04 chiếc rương từ trên trời rơi xuống nóc cung điện. Đúng lúc ấy, có 05 nhà sư từ Ấn Độ đến mở 04 chiếc rương đó ra xem thì thấy các bộ Kinh: Bảo Khiếp Trang Nghiêm Kinh, Bách Sám Hối Kinh, Lục Tự Đại Minh Bảo Ngọc Khắc ( tức 06 chữ  OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ ) cùng với Tháp vàng và hương Khẩn Đà Ma Ni … đồng thời còn nghe văng vẳng trên hư không có tiếng nói là: “Từ đây đợi đến 05 đời nữa sẽ hiểu được việc này”. Tuy không biết việc này có ý nghĩa gì nhưng nhà vua vẫn cung kính trọng thờ. Do công Đức của phước nghiệp ấy, nhà vua thọ được 120 tuổi và nước mạnh dân giàu.
Trải qua 05 đời, khoảng năm 615, vào đời vua Khí Tông Lộng Tán (Srong tsan Gampo) thì tín ngưỡng Quán Thế Âm được phát triển mạnh mẽ. Vì thế, truyền thuyết này cho rằng Lục Tự Minh Chú là một món quà quý báu do Đức Quán Thế Âm Bồ Tát ban cho thế gian đầy dẫy đau khổ này nhằm giúp đỡ cho tất cả chúng sinh xa lìa mọi ách nạn phiền não, đạt đến sự an vui phỉ lạc.
Truyền thuyết khác cho rằng Lục Tự Đại Minh chú là câu Chân ngôn mà Đức Quán Thế Âm Bồ Tát dùng để tán thán Đức Phật A Di Đà và nói là : “Chân ngôn này là tất cả Phước Đức, Trí Tuệ và là căn bản của các Hạnh”.
Tây Tạng còn lưu truyền một truyền thống khác nữa là: ở vô lượng kiếp trước, với tâm Đại Bi vô hạn, Quán Thế Âm Bồ Tát muốn cứu thoát tất cả chúng sinh ra khỏi biển khổ sinh tử luân hồi, nên đối trước chư Phật mười phương, Ngài phát nguyện rằng: “Nguyện cho con cứu được tất cả chúng Hữu tình. Nếu có khi nào, con mệt mỏi trong công việc lớn lao này, thì nguyện cho thân con tan thành ngàn mảnh”.
Thoạt tiên, Ngài xuống cõi Địa ngục, sau đó đến cõi Ngạ quỷ và tiến dần lên cho đến cõi Trời. Tại đấy, Ngài nhìn xuống thế giới đau khổ với cái nhìn thấu hiểu của Thánh Trí thì tâm Ngài bị xúc động sâu sắc. Vì mặc dù Ngài đã cứu nhiều chúng sinh thoát khỏi Địa ngục nhưng vẫn còn có vô số chúng sinh khác đang sa vào. Điều này làm cho Ngài buồn rầu vô hạn. Trong một lúc, gần như Ngài đã mất tất cả niềm tin vào lời nguyền vĩ đại mà Ngài đã tuyên thệ và thân thể Ngài liền nổ tung thành ngàn mảnh. Giữa cơn tuyệt vọng, Ngài cầu cứu tất cả chư Phật. Ngay lập tức, hằng hà sa số chư Phật từ mười phương đều hiện thân đến cứu giúp. Với thần lực nhiệm màu, chư Phật làm cho Ngài hiện trở lại toàn thân và từ đấy Ngài có 11 cái đầu, 1.000 cánh tay, trên mỗi bàn tay có một con mắt. Sự kiện này biểu thị cho sự phối hợp giữa trí tuệ và phương tiện thiện xảo, là dấu hiệu của Tâm Đại Bi chân thật.
Trong hình thức này, Ngài đã sáng chói rực rỡ và có nhiều năng lực hơn trước để cứu giúp chúng sinh. Khi ấy, tâm Đại Bi của Ngài còn mãnh liệt hơn trước nữa. Và đối với chư Phật, Ngài lại phát nguyện rằng: “Khi tất cả chúng sinh chưa thành Chính Giác, thì con nguyện không thành Chính Giác”. Từ đây, Ngài càng nhận rõ được sự khổ đau và thấy rõ từng loại chúng sinh. Do đó, đối với kẻ mong cầu và kêu gọi đến sự giúp đỡ của Ngài thì Ngài hiện ra trước mặt và giúp cho người ấy thỏa mãn sự mong ước tùy theo mỗi hoàn cảnh bằng một hình thức thích ứng. Theo cách này, Quán Thế Âm Bồ Tát hiện thân với vật cầm tay tiêu biểu cho công tác hóa độ chúng sinh tương ứng với Bản Tính của sự sống tùy theo cõi giới của họ.
Cõi Trời (Sura hay Deva) là một cõi thụ hưởng. Trong cõi đó, chư Thiên thường khởi tâm tự mãn và bám chặt vào các ảo tưởng về những niềm vui tạm thời. Do đó, Đức Quán Thế Âm Bồ Tát hiện thân với cây đàn Tỳ Bà để tạo ra Pháp Âm (Dharma Svara) đánh thức chư Thiên thoát khỏi những ảo tưởng của phước báo mà họ đang thụ hưởng, đồng thời đưa họ đến một thực tại cao siêu hơn, một sự hòa hợp sâu sắc hơn và vĩnh cửu hơn.
Cõi Tu La (Asura)  hay cõi Thần (Devatà) là cõi chiến đấu. Trong cõi đó, chư Thần thường khởi tâm ganh tỵ, chỉ thích tranh đấu để chiếm đoạt các quả của cây Kalpa Taru (cây Thỏa mãn mọi ước nguyện) đứng giữa cõi Trời và cõi Thần. Do đó, Đức Quán Thế Âm Bồ Tát hiện thân với cây kiếm sáng chói, biểu thị cho trí tuệ hoạt động phân biệt, đâm thủng bóng tối ganh tỵ và chém đứt các mối dây ràng buộc bởi sự thèm khát, đồng thời dậy cho chư Thần sự chiến đấu cao thượng để đạt thành quả của sự thấy biết mà thoát khỏi mọi tham dục.
Cõi Người (Manusïyana hay Nàra) là cõi hành động. Đây là thế giới của sự cố gắng, của hoạt động có ý thức về mục đích của mình, trong đó sự tự do quyết định giữ một vai trò thiết yếu. Trong cõi này, con người có khả năng biết rõ các đặc tính của các cõi và tất cả hiện tượng đều do “Nhân duyên mà sinh khởi” như nhau, đồng thời con người có thể tìm ra được bản tính chân thật của vũ trụ và nhận thức được con đường vĩnh viễn ra khỏi vòng sinh tử luân hồi. Tuy vậy, đại đa số con người thường mang tâm: tự kiêu, ích kỷ, hoài nghi mà bị trói buộc trong các hoạt động nhằm tìm cầu chiếm hữu và thỏa mãn dục tình cho riêng mình. Do đó, Đức Quán Thế Âm Bồ Tát hiện ra hình tướng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni với cái bình bát và cây gậy ẩn sĩ để chỉ con đường giải thoát cho những ai có khả năng xóa bỏ mọi dục vọng tư kỷ, dứt trừ tâm kiêu mạn hoài nghi, thực hiện công hạnh cứu độ tối hậu.
Cõi Súc Sinh (Tiryanõc hay pa’su) là cõi sợ hãi. Trong cõi đó, các loài vật thường mang tâm thức thờ ơ gắn chặt với bản năng, không đủ năng khiếu phát triển tư tưởng. Vì thế, chúng luôn luôn sống trong sự sợ hãi qua sự đuổi bắt, vây hãm, ăn nuốt lẫn nhau và bị đẩy vào số phận mù quáng của những nhu cầu tự nhiên, những bản năng không thể kiểm soát được. Do đó, Đức Quán Thế Âm Bồ Tát hiện thân với một quyển sách cầm tay nhằm nâng cao Tâm thức trì độn mù quáng của loài súc sinh để hướng chúng tới một tinh thần phát triển, vượt thoát bản năng tăm tối.
Cõi Ngạ Quỷ (Preta) là cõi ước mong không được thỏa mãn. Là thế giới đầy dẫy sự thèm khát mong muốn tham dục mà không bao giờ thực hiện được. Chúng sinh trong cõi này thường mang những hình tướng quái dị như: thân thể cao lớn, đầu to như núi, cuống họng nhỏ như cây kim, đầu tóc lởm chởm, miệng như ngọn đuốc lửa, bụng to lớn …. dù gặp vật thực cũng chẳng ăn nuốt được. Hoặc có loài da đen như than, đầu tóc lởm chởm, miệng khô đắng, ưa le lưỡi tự liếm miệng, thường chịu đói khát. Hoặc có loài tên là Mãnh Diễm Mang, mỗi khi ăn uống đều bị hóa lửa đốt làm cho đói khát khổ đau.
Tất cả loài Ngạ Quỷ này đều bị đói khát dày vò không bao giờ được thỏa thích no đủ. Vì thế, tâm thức của chúng gắn chặt với sự tham dục đam mê không biết nhàm chán và luôn bị sự thất vọng dày xéo bủa vây. Do đó, Đức Quán Thế Âm Bồ Tát liền hiện thân với một cái bình đựng đầy những báu vật của Trời nhằm xoa dịu những nỗi khổ đau vì thèm khát của loài Ngạ Quỷ, khơi động tâm thức nhàm chán những đối tượng nhiễm ô và khởi tâm ưa thích những đối tượng thanh khiết (nghĩa là thay Dục Lạc bằng Pháp Lạc, tìm hiểu Chính Tri Kiến và Chân lý) để cho chúng mau chóng hồi tâm sám hối, vượt thoát cảnh khổ đau.
Cõi Địa ngục (NàraKa hay Niraya) là cõi hành hạ đền tội. Đó là thế giới đầy dẫy những cảnh khổ đau qua những cuộc hành hạ tra tấn. Chúng sinh của cõi này luôn luôn chịu đựng những nỗi thống khổ, là những phản ảnh không thể tránh được do chính các hành động của họ gây ra. Vì thế, tâm thức của họ luôn bị sự giận dữ oán ghét bủa vây. Do đó, Đức Quán Thế Âm Bồ Tát hiện thân với ngọn lửa trên tay nhằm thanh lọc tâm thức bị ô nhiễm bởi sự giận ghét và biến đổi các cuộc hành hình tội nhân thành ngọn lửa thanh lọc để giúp họ vươn tới những hình thức sinh sống tốt đẹp hơn.
Do công hạnh ứng hóa trong sáu cõi (Sïadïa gatayahï hay sïadïa Kula) để hóa độ chúng sinh nên trong Lục Tự Tâm chú của Đức Quán Thế Âm thì mỗi một âm đều có một hiệu quả đặc biệt nhằm tịnh hóa 06 phiền não gốc(ảo tưởng kiêu mạn, ganh tỵ tranh đấu, hoài nghi tự kiêu, trì độn mù quáng, tham dục thèm khát, giận dữ oán hận) để ngăn ngừa sự tái sinh vào 06 cõi và xua tan các nỗi khổ đau ẩn tàng trong mỗi cõi.
Như Mật Tông Tây Tạng Bảo Điển có ghi: “Y theo Lục Tự Đại Minh chú này thì có thể ngăn chặn được các cửa sinh tử trong lục đạo”
- Trong Tây Tạng Quán Âm Kinh, Ngài Ma Ni Già Bộ Bà (Manïi bkahï hïbumï) đã dùng thi ca xưng tán công đức của Lục Tự Minh chú và nói chú này là cội nguồn của Trí Tuệ giải thoát với mọi sự cứu tế khoái lạc. Trong Lục Tự Minh chú:
Nếu có người xướng lên chữ OMÏ thì công đức ấy sẽ giúp cho người này sau khi chết sẽ cắt đứt được sự lưu chuyển vào Thiên Giới.
Nếu xướng lên chữ MA thì có thể miễn trừ được sự luân hồi trong nẻo Tu La, là nơi cư ngụ của loài quỷ Thần ác.
Nếu xướng lên chữ NÏI thì sẽ xa lìa sự tái sinh vào chỗ ách nạn của cõi Nhân gian.
Nếu xướng lên chữ PAD thì sẽ xa lìa được sự luân hồi vào chỗ tai nạn của nẻo súc sinh.
Nếu xướng lên chữ ME thì sẽ tránh khỏi sự trầm luân vào cảnh khổ đau của nẻo Ngạ Quỷ.
Nếu xướng lên chữ HÙMÏ thì sẽ giúp cho kẻ ấy sau khi chết miễn trừ được sự khổ đau của nẻo Địa ngục.
- Kinh Quán Âm của Tây Tạng lai miêu tả:
Chữ OMÏ có màu trắng, biểu thị cho Thiên Giới.
Chữ MA có màu xanh, biểu thị cho Tu La đạo.
Chữ NÏI  có màu vàng, biểu thị cho Nhân Gian giới.
Chữ PAD có màu xanh lục, biểu thị cho Súc Sinh đạo.
Chữ ME có màu hồng, biểu thị cho Ngạ Quỷ đạo.
Chữ HÙMÏ có màu đen huyền, biểu thị cho Địa Ngục đạo.
Kinh này lại cho rằng: “Chẳng phải dùng miệng xướng lên Minh Chú này thì mới có công đức. Nếu kẻ nào đeo chú này trên thân, hoặc cột vào tay, hoặc chôn trong da thịt thì cũng tạo được nhân chủng giải thoát khỏi sinh tử”.
Do kết hợp ý tưởng này với giáo lý Tịnh Độ, nhân dân Tây Tạng thường hướng về Đức Liên Hoa Thủ Bồ Tát (Padma Pànïi Bodhisatva) xưng tụng câu chú “OMÏ – MA NI – PÊ MÊ – HUNG” (tức OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ) để cầu nguyện ngày sau được vãng sinh về thế giới Cực Lạc (‘Sukha vàti) ở phương Tây do Đức Phật A Di Đà (Amitàbha buddha) làm giáo chủ.
Ngoài ra, để tăng cường cho năng lực gia hộ cứu độ của Lục Tự Đại Minh chú, một số vị Đạo sư đã khuyên dạy đệ tử nên phụng thờ Tôn Tượng “Tứ Thủ Quán Âm” và cố gắng tu hành theo ý nghĩa của Tôn Tượng này.
Thân thể đẹp đẽ của Ngài: biểu thị cho Báo thân Phật.
Một cái đầu: biểu thị cho sự BẤT NHỊ của Bản tính quyệt đối.
Bốn tay: biểu thị cho 04 tâm vô lượng: Từ, Bi, Hỷ, Xả.
Hai chân xếp bằng trong tư thế Kim Cương Tọa: biểu thị cho tính NHẤT NHƯ của Sinh tử và Niết Bàn.
Ngồi trên hoa sen ngàn cánh: biểu thị cho tâm Đại Bi.
Vành trăng dung chứa Tôn Tượng: biểu thị cho TÍNH KHÔNG (‘Sùnyatà).
Hai tay chắp ở tim và cầm viên ngọc: biểu thị cho tâm Bồ Đề, viên ngọc như ý ban cho những thành tựu tối cao và thông thường.
Hai tay còn lại: Tay phải cầm một xâu chuỗi pha lê biểu thị cho lòng Từ Bi không ngưng nghỉ của Ngài trải dài như một dòng không dứt qua trái tim của mỗi một chúng sinh. Tay trái cầm một hoa sen trắng biểu thị cho sự thanh tịnh không biến đổi của Trí Tuệ của Ngài, nở trọn vẹn trên bùn lầy sinh tử.
Viên ngọc: biểu thị cho Trí Tuệ đại lạc như phương tiện.
Hoa sen: biểu thị cho trí Tuệ Tính Không như sự chứng ngộ.
- Từ các truyền thống này, các vị Đạo sư Mật giáoTây Tạng đều nhận định rằng: “OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ là tinh túy Trí Tuệ của chư Phật, là tinh hoa của 05 cõi Phật và các vị Thượng sư. Văn tự Thần chú của 06 âm vận thể hiện là nguồn gốc của tất cả sự thiện mỹ, căn nguyên của mọi sự lợi lạc tốt lành, hoàn toàn viên mãn con đường thẳng tắt vượt qua Thế gian, thành tựu sự giải thoát Xuất Thế gian”.
Để cho nhận định trên được rõ ràng hơn, các vị Đạo sư Tây Tạng đã minh họa Lục Tự Đại Minh Chú như sau:
OMÏ màu trắng, âm vận thể hiện Thánh Đức của Quán Thế Âm Bồ Tát được phát ra từ Thần lực du hý tự tại. OMÏ là tướng thể của Thiền định viên mãn, hằng diệt trừ tính kiêu ngạo, nhất là tính tự cao của cõi Trời, vì đó là cội nguồn phát sinh phiền não sa đọa (rơi xuống các cõi thấp hơn). OMÏ  tiêu trừ kiêu ngạo và nghiệp phiền não. OMÏ đồng với hình tướng và công năng uy lực của vua trời Đế Thích (Indra), vị Thánh của hàng Trời. OMÏ thể hiện cho Bình Đẳng Tính Trí (Samanta jnõàna) hướng dẫn chúng sinh vượt qua phương Nam vào thế giới Chúng Bảo Trang Nghiêm của Đức Phật Bảo Sinh (Ratna Sambhava).
MA màu xanh lục,  âm vận tiêu biểu cho công hạnh, phát sinh từ năng lực Thần thông Từ Bi vô ngại của Quán Thế Âm Bồ Tát, thị hiện trước tất cả chúng sinh. MA là tính thể của Nhẫn Nhục Ba La Mật, có công năng tiêu trừ tính ganh ghét đố kỵ đặc biệt đang ngự trị cõi A Tu La (Asura). MA đồng hóa với Tướng và Dụng của Ngài Dũng Hiền (Vìra Bhadra hay Vemacitra ), vị Thánh trong hàng A Tu La. MA thể hiện cho ánh sáng của Thành Sở Tác Trí (Krïtya musïtïhàna jnõàna) hướng dẫn chúng sinh vượt qua phương Bắc vào thế giới Thanh Tịnh Diệu Hạnh Thành Tựu của Đức Phật Bất Không Thành Tựu (Amogha siddhi).
NÏI màu vàng, âm vận biểu hiện cho Trí Tuệ bao hàm Thân, Khẩu, Ý, Đức và Hạnh. NÏI hoán chuyển bản tính vượt qua Thế gian luân hồi khổ não. NÏI biểu hiện cho năng lực Thần thông Du Hý rộng lớn bao trùm tất cả, tùy duyên thị hiện của Đức Đại Bi Quán Thế Âm. NÏI là tính thể của Trì Giới Ba La Mật, hay diệt trừ sự si mê, là nguyên nhân đưa đến sự sinh già bệnh chết của loài người. NÏI đồng với hình tướng và công hạnh của Đức Thích Ca Mâu Ni (‘Sàkya  Munïi) hóa thân của những vị Thánh trong loài người. NÏI thể hiện ánh sáng Trí Tuệ Thần thông diệu dụng, dẫn dắt chúng sinh vào thế giới Thanh Tịnh Viên Mãn của Đức Phật Thứ Sáu là Ngài Chấp Kim Cương (Vajra dhàra – Trì Kim Cương).
PAD màu xanh da trời, âm vận tiêu biểu cho bản thân (THÂN) , thể hiện Thần thông du hý bình đẳng vô tận của Đức Đại Bi Quán Thế Âm. PAD là tính thể của Tinh Tiến Ba La Mật có công năng diệt trừ sự vô minh, là nguyên nhân đưa đến các sự khổ đau của cõi Súc sinh. PAD đồng với hình tướng và công hạnh của Ngài Sư Tử Dũng Mãnh (Simïha Ugra hay Dhruva simïha ), vị Thánh trong cõi Súc sinh. PAD là ánh sáng Pháp giới Thể Tính Trí (Dharma dhàtu parakrïti jnõàna) hướng dẫn 06 loài chúng sinh đi vào Thế Giới Trung Ương Mật Nghiêm của Đức Phật Tỳ Lô Giá Na (Vairocana).
ME màu đỏ, âm vận của ngôn ngữ (KHẨU) biểu hiện cho năng lực Thần thông an lạc vô tận của Đức Đại Bi Quán Thế Âm ban bố cho tất cả chúng sinh. ME là tính thể của Bố Thí Ba La Mật có công năng tẩy trừ tính tham lam, tham dục, keo kiệt là nguồn gốc sinh ra sự khổ não đói khát của loài Ngạ Quỷ. ME đồng hóa với sắc thân và công hạnh của Tiêu Diện Đại Sĩ (Diệm Khẩu – Jvala Mukha ) vị Thánh trong cõi Ngạ Quỷ. ME là ứng hiện của ánh sáng Diệu Quán Sát Trí (Pratyave Ksïana jnõàna) hướng dẫn chúng sinh vượt qua phương Tây đi vào Thế giới Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà (Amitàbha).
HÙMÏ màu đen, âm vận của ý, biểu hiện cho năng lực Thần thông du hý của Tâm Từ vô tận mà Đức Quán Thế Âm đã nhìn tất cả chúng sinh như con một của Ngài. HÙMÏ là tính thể của Trí Tuệ Ba La Mật, có công năng tiêu trừ tính giận dữ và thù hận là nguyên nhân đưa đến quả báo phải chịu cực hình khổ não ở cõi Địa ngục. HÙMÏ đồng với sắc tướng và công hạnh của Đức Diêm La Pháp Vương (Yama dharma Ràjà hay Dharmaràja ), vị Thánh cứu tinh cho chúng sinh trong cõi Địa ngục. HÙMÏ là ứng hiện của ánh sáng Đại Viên Kính Trí (Adar’sa jnõàna) hướng dẫn chúng sinh vượt qua phương Đông đi vào Thế giới Diệu Lạc của Đức Phật Bất Động (Aksïobhya).
Ngoài ra, các danh sư Tây Tạng còn cho biết rằng 06 chữ này có rất nhiều nghĩa lý nhiệm màu bí mật, không ai có thể hiểu biết hết được. Tuy nhiên, do câu chú này quá thông dụng lại có công năng vô cùng màu nhiệm nên được nhiều nhà Luận giải giải thích theo sự hiểu biết của riêng mình. Tựu trung đối với giáo đồ Phật giáoTây Tạng thì Lục Tự Đại Minh Chú đã trở thành câu chú tiêu biểu cho Tâm Đại Bi và sự ân sủng của tất cả chư Phật Bồ tát, nhất là ân sũng của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát nhằm cứu độ muôn loài thoát khỏi mọi ách nạn khổ đau, đồng thời nhân dân Tây Tạng rất tin tưởng rằng Bồ Tát Quán Thế Âm là một vị Phật của lòng Bi mẫn, là vị Thần hộ mệnh bậc nhất của dân tộc (Chenresi – Thần Hộ mệnh của Núi Tuyết).
Ngày nay, khắp mọi nơi ở Tây Tạng: trong những điệp khúc cầu nguyện, trên những hòn đá ở những đỉnh núi cao, trên những bia đá, trên những lá cờ, trên vật khí chuyển pháp luân, trên đôi môi của dân chúng … đều có thể nhận thấy sự hiện hữu của Minh Chú này.
- Theo truyền thống Hoa văn thì Lục Tự Đại Minh Chú chỉ xuất hiện trong bài Quán Âm Linh Cảm Chân Ngôn, Nghi thức Ngũ Bộ Chú, Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương … nhưng bài chú này lại được truyền bá rất rộng rãi trong nhân gian đến nỗi hầu nhưng người ta chỉ xem đó là câu chú bình thường chuyên trừ tà ma, giải nạn chướng, trị liệu bệnh tật … mà không hề hay biết đến tính chất vi diệu rất bí mật của Lục Tự Đại Minh Chú.
Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương (Karanïdïe Vyuha Sùtra) ghi rằng: “Thiện nam tử ! Sáu chữ Đại Minh Đà La Ni đó là Bản Tâm vi diệu của Ngài Quán Tự Tại Bồ Tát. Nếu biết Bản Tâm vi diệu ấy, tức biết giải thoát”.
Đức Phật nói: “ Nếu có người thường thọ trì 06 chữ Đại Minh Đà La Ni thì khi trì tụng có 99 căng già sa số Như Lai nhóm hội, có vô số Bồ Tát nhiều như vi trần nhóm hội, cũng có chúng Thiên tử ở 32 cõi Trời cũng đều nhóm hội. Lại có 04 vị Đại Thiên Vương ở 04 phương làm hộ vệ. Có Ta Nga La Long Vương (Sàgara Nàgaràjà), Vô Nhiệt Não Long Vương (Anavatapta Nàgaràja), Đắc Xoa Ca Long Vương (Taksïaka Nàgaràja), Phạ Tô Chỉ Long Vương (Vàsuki Nàgaràja). Như vậy, vô số trăm ngàn câu chi na khế đa Long Vương đều đến hộ vệ người thọ trì ấy. Lại ở khắp trong cõi đất, hết thảy các Dược Xoa (Yaksïa), Hư Không Thần (Àka’sa Devatà) đến hộ vệ.
Thiện nam Tử ! Trong lỗ chân lông Ngài Quán Tự Tại có trăm ức Như Lai an trụ và khen ngợi người trì tụng ấy: “Lành thay ! Lành thay Thiện nam tử ! Ngươi hay được Như Ý Ma Ni Bảo, 07 đời giòng họ của ngươi sẽ được giải thoát”.
Thiện nam tử ! Người Trì Minh kia, ở trong bụng có các loài trùng thì chúng sẽ được địa vị Bất Thoái Chuyển của Bồ Tát. Nếu có người lấy 06 chữ Đại Minh Đà La Ni này mà đeo giữ nơi thân, trên đỉnh. Thiện nam tử ! Nếu thấy được người đeo giữ ấy thì cũng như thấy Thân Kim Cương, như thấy Tháp Xá Lợi, như thấy Đức Như Lai, như thấy một trăm ức Trí tuệ.
Nếu có Thiện nam Tín nữ nào hay y Pháp, niệm 06 chữ Đại Minh Đà La Ni này thì người đó sẽ được biện tài vô ngại, được Trí Tuệ Thanh Tịnh, được Đại Từ Bi. Như vậy, người đó ngày ngày được viên mãn công Đức của 06 Pháp Ba La mật Đa. Người đó được Trời Chuyển Luân Thánh Vương quán đỉnh. Khi người ấy nói, hơi từ trong miệng phát ra chạm đến thân người nào thì người được chạm ấy phát khởi Tâm Lành xa lìa Tâm Sân độc, sẽ được địa vị Bất Thoái Chuyển của Bồ Tát và mau chóng chứng đắc Vô Thượng Bồ Đề Chính Đẳng Chính Giác.
Nếu người đeo giữ và thọ trì, lấy tay chạm đến thân người khác thì người được rờ chạm ấy mau được Bồ tát vị. Nếu kẻ nam, người nữ, con trai, con gái cho đến dị loại Hữu Tình khác thấy được người đeo và thọ trì ấy thì tất cả mau được Bồ Tát vị. Người như thế vĩnh viễn không còn chịu khổ: sinh, già, bệnh, chết, khổ thương nhau xa lìa … mà được sự niệm tụng tương ương không thể nghĩ bàn. Nay như thật mà nói lên 06 chữ Đại Minh Đà La Ni vậy!”.
Đức Phật lại bảo rằng: “Nếu có người biên chép 06 chữ Đại Minh Đà La Ni này thì đồng với chép 84.000 Pháp Tạng. Nếu có người lấy vàng báu cõi Trời tạo hình tượng Như Lai Ứng Chính Đẳng Giác, số như vi trần, làm như vậy rồi, nói một ngày khánh lễ tán dương cúng dường, chỗ thu hoạch quả báo không bằng đã được quả Công Đức biên chép một chữ trong 06 chữ Đại Minh Đà La Ni ấy, đã khéo an trụ nơi Đạo Giải Thoát không thể nghĩ bàn.
Nếu Thiện nam và Thiện nữ, y Pháp niệm 06 chữ Đại Minh Đà La Ni này thì người đó sẽ đắc Tam Ma Địa gọi là: Trì Ma Ni Bảo Tam Ma Địa,  Quảng Bác Tam Ma Địa, Thanh Tịnh Địa Ngục Bàng Sinh Tam Ma Địa, Kim Cương Giáp Trụ Tam Ma Địa, Diệu Túc Bình Mãn Tam Ma Địa, Nhập Chư Phương Tiện Tam Ma Địa, Nhập Chư Pháp Tam Ma Địa, Quán Trang Nghiêm Tam Ma Địa, Pháp Xa Thanh Tam Ma Địa, Viễn Ly Tham Sân Ô Tam Ma Địa, Vô Biên Tế Tam Ma Địa, Lục Ba La Mật Môn Tam Ma Địa, Trì Đại Diệu Cao Tam Ma Địa, Cứu Chư Bố Úy Tam Ma Địa, Hiện Chư Phật Sát Tam Ma Địa, Quán Sát Chư Phật Tam Ma Địa … được 108 món Tam Ma Địa như vậy”.
Kinh này lại ghi rằng: Trừ Cái Chương ! Tất cả Như Lai Mẫu Bát Nhã Ba La Mật Đa tuyên nói 06 chữ Đại Minh Vương như thế. Tất cả Như Lai Ứng Chính Đẳng Giác và các Bồ Tát, tất cả đều cung kính chắp tay làm lễ. Thiện nam tử ! Ở trong Pháp Đại Thừa thì đây là tối thượng tinh thuần vi diệu”.
Lại nữa, Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương còn ghi nhận quá trình hóa độ các chúng sinh trong 06 nẻo luân hồi của Đức Đại Bi Quán Tự tại và minh họa công đức uy thần, năng lực cứu độ vi diệu của Ngài đồng thời khẳng định rằng mọi công đức uy thần mà Ngài có được đều là thành quả của sự chứng đắc Lục Tự Đại Minh Chú.
Dựa trên công đức uy thần, năng lực hóa độ các chúng sinh trong 06 nẻo luân hồi của Đức Đại Bi Quán Tự Tại, hệ Đông Mật của Nhật Bản đã ghi nhận 06 vị Quán Âm là 06 Hóa Tôn của 06 Đạo.
1.     Hóa Tôn Địa Ngục Đạo là: Thánh Quán Âm (Àryà Avalokite’Svara)
2.     Hóa Tôn Ngạ Quỷ Đạo là: Thiên Thủ Quán Âm (Sahasra Bhùja Avalokite’Svara)
3.     Hóa Tôn Súc Sinh Đạo là: Mã Đầu Quán Âm (Hàyagriva Avalokite’Svara)
4.     Hóa Tôn Tu La Đạo là: Thập Nhất Diện Quán Âm (Eka Da’sa Mukha Avalokite’Svara)
5.     Hóa Tôn Nhân gian Đạo là: Chuẩn Đề Quán Âm (Cudhe Avalokite’Svara)
6.     Hóa Tôn Thiên Đạo là: Như Ý Luân Quán Âm (Cinta Manïi Cakra Avalokite’Svara)
 Hệ Thai Mật của Nhật Bản thì thay Chuẩn Đề Quán Âm bằng Bất Không Quyến Sách Quán Âm (Amogha pà’sa Avalokite’svara).
- Ma Ha Chỉ Quán (quyển 2, phần Thượng) cũng ghi nhận 06 vị Quán Âm là:
1.     Đại Bi Quán Thế Âm: phá 03 chướng của nẻo Địa Ngục.
2.     Đại Từ Quán Thế Âm: phá 03 chướng của nẻo Ngạ Quỷ.
3.     Sư Tử Vô Úy Quán Thế Âm: phá 03 chướng của nẻo Súc Sinh.
4.     Đại Quang Phổ Chiếu Quán Thế Âm: phá 03 chướng của nẻo Tu La.
5.     Thiên Nhân Trượng Phu Quán Thế Âm: phá 03 chướng của nẻo Nhân Gian.
6.     Đại Phạm Tấn Tật Quán Thế Âm: phá 03 chướng của nẻo Thiên Giới.
Tóm lại, qua mọi truyền thống về Lục Tự Đại Minh Chú, các bậc Đạo sư Mật Giáo đều công nhận Minh Chú này chính là biểu tượng của Bản Tâm Đại Từ Đại Bi của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát và cũng là Trí tuệ tinh túy của tất cả chư Phật 10 phương, hàm chứa mọi phước báo của Thế Gian và Xuất Thế Gian, nên phải dốc sức tin kính trì niệm, y Pháp phụng hành để mau chóng cùng nhau vượt thoát mọi sự khổ đau, chấm dứt vòng sinh tử luân hồi.
VÀI Ý NGHĨA CƠ BẢN CỦA LỤC TỰ ĐẠI MINH CHÚ
I. Quan điểm của Mật giáo Ấn Độ:
Theo truyền thuyết của Ấn Độ, khi trời đất mới hình thành, từ trong lỗ rốn của Tỳ Lữu Noa (Visïnïu) sinh ra một hoa sen, bên trong hoa sen có một vị Phạm Thiên ngồi Kiết già và sáng tạo ra vạn vật. Một trong các sự bí mật của sự sáng tạo là âm thanh (svara) hay sự rung động. Do sự rung động này mới phát sinh ra bản tính của các sự vật và hiện tượng sinh hoạt. Tỳ Lữu Noa và vị Thần phối ngẫu đều dùng hoa sen làm biểu tượng.
Kinh Vệ đà có ghi: “Vũ trụ tạo lập do sự phối hợp các âm thanh”.
Chân dogya Upanisïad ghi rằng:
Bản thể của vạn vật là đất
Bản thể của đất là nước
Bản thể của nước là cây cối
Bản thể của cây cối là người
Bản thể của người là lời nói
Bản thể của lời nói là thi ca Vệ đà.
Bản thể của thi ca Vệ Đà là âm nhạc Vệ Đà
Bản thể của âm nhạc Vệ Đà là Udgìtha (Tên gồm 3 chủng âm của Thượng đế).
Udgìtha (OMÏ) là bản thể tối hảo, tối cao trong các bản thể và xứng đáng với vị thế cao nhất: vị thế thứ tám.
Như vậy, OMÏ là phần tinh tuý, là chủng tử âm của vũ trụ, là tiếng thần diệu, là vũ trụ lực, là tâm thức thâm nhập tất cả.
Dựa vào năng lực sáng tạo này, hệ thống Mật giáo Ấn Độ đã dùng Lục Tự Đại Minh chú là phương tiện để chế ngự và chỉ huy luồng sinh lực trong bản thân nhằm hòa nhập vào nguồn sinh lực tối cao tối thượng của vũ trụ, thọ nhận niềm hạnh phúc hoàn hảo nhất và đạt được sự sáng tạo tối thượng.
Theo hệ thống này thì OMÏ được kết hợp bởi 3 âm A, U, MA. Trong đó, A là Visïnïu tức là Đấng Phòng hộ bảo toàn. U là ‘Siva tức là Đấng Tồi phá hủy diệt. MA là Bràhma tức là Đấng sáng tạo. Do đó, âm OMÏ là tên gồm 3 chủng tử âm của Thượng Đế (Udgìtha) biểu thượng cho Tam Thần nhất thể (Trimurti) là nguồn sinh lực tối cao tối thượng của vũ trụ.
MANÏI (fim ) là viên ngọc báu có khả năng dứt trừ mọi tai nạn bệnh tật và hay sinh ra mọi báu làm thỏa mãn tất cả nhu cầu. Vì thế, MANÏI còn được gọi là Đá Vua hay MANÏI còn biểu thị cho quyền lực tối thượng.
PADME là bên trong hoa sen. Hoa sen tượng trưng cho các Luân xa (Cakra) là trung khu tích tụ năng lực. Do đó, PADME là năng lực tiền ẩn trong các Luân xa.
HÙMÏ được kết hợp bởi 3 âm H , Ù, MÏ .Trong đó, H là âm của hơi thở, là hợp khí của Bản ngã kết hợp với sự sống động.Ù là âm của chiều sâu, là ngưỡng cửa của im lặng. MÏ là âm kéo dài hướng nội tâm, là âm đứng giữa nguyên âm và phụ âm, là sự hòa hợp không tiêu tán giữa phụ âm và nguyên âm. Chính vì lý do đó mà nó được trình bày bằng một âm tiêu dưới hình thức một dấu chấm, hay một giọt hoặc một vòng trai nhỏ, tức là biểu tượng của nhất thể, của tuyệt đối, của cái bất di bất dịch, của cái vượt bên trên đối đãi. Do đó, HÙMÏ là sự sống động, sự thành tựu trong đời sống cao thượng.
Như vậy, OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ được diễn dịch là: “Khi một cá nhân nắm vững được sự sống động (tức là nguồn sinh lực tiềm ẩn trong thân) thì sẽ khai mở được năng lực tiềm ẩn trong các Luân xa và đạt được quyền năng sáng tạo tối thượng để hòa nhập vào luồng sinh khí tối cao của vũ trụ, thọ hưởng niềm an lạc vĩnh cửu.”
Theo hệ thống này thì Thần Visïnïu tức là Trí tuệ cư ngụ nơi Cực Dương ở đỉnh sọ não. Thiên nữ Kunïdïalini biểu thị cho năng lực sáng tạo ra vũ trụ cư ngụ nơi Cực Âm ở đốt xương sống cuối cùng. Nếu người hành Thiền Định sau khi điều hòa hơi thở, chế ngự được các quan năng, tập trung ý chí trì niệm Thần chú đánh thức Thiên nữ Kunïdïalini rồi dẫn nàng vượt qua các Luân xa đến phối ngẫu với Visïnïu. Khi ấy, Hành Giả sẽ đạt được trạng thái xuất thần nhập hóa, hòa tan làm một với Đại ngã (Bràhman – Phạm Thể).
Như Munïdïara Upanisïad có ghi:
“Đã dùng vũ khí lớn là Thánh Học Bí Mật để làm cung
Người ta đặt vào đó cái mũi tên nhọn là sự Thiền Định liên tục không dứt
Người ta giương cung với tinh thần tràn đầy cái ấy (Tâm thức phổ quát hay Bràhman)
Này chàng trai cao quý ! Nó sẽ xuyên qua mục đích của nó là sự bất diệt.
Âm Thiêng là Cung, Mũi tên là Ngã, Bràhman là đích
Nhờ sự chú ý, nó sẽ xuyên qua
Phải hiệp với nó như mũi tên đến đích”
Một khi Hành giả đạt đến trạng thái hợp nhất với Đại Ngã (Hợp nhất chứ không đồng hóa với Đại Ngã) thì Hành giả vượt thoát khỏi mọi sự trói buộc của Thế Gian Huyễn ảo (Màyà) và trở thành Bràhman, có cái Đại Giác và năng lực của Bràhman.
II. Quan điểm của Mật giáo Tây Tạng:
1. Theo ý nghĩa phổ truyền thì:
OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ được dịch là “Quy y viên ngọc báu trong hoa sen” và được người Tây Tạng diễn tả là: Khi lòng Đại Bi (Màhà Karunïi) hoàn toàn khai mở như một hoa sen (Padme) vươn lên khỏi vũng bùn và bắt đầu nở hoa thì hương Từ (Maitriya) của Trí Tuệ (Manïi) bắt đầu tỏa ra khắp nơi và mọi hành động của Thân, Khẩu, Ý (OMÏ) mới thực sự phản ánh trọn vẹn đúng như cái ý nghĩa cao đẹp nhất của sự sống (HÙMÏ).
Theo truyền thống này thì:
OMÏ  có nghĩa Quy mệnh hay là 3 nghiệp Thân Khẩu, Ý.
MANÏI  là viên ngọc Như Ý trong Trí tuệ sáng chói.
PADME là bên trong hoa sen, hay lòng Đại Bi nảy nở như hoa sen ló khỏi vũng bùn.
HÙMÏ  là ý nghĩa cao đẹp của sự sống.
Ngoài cách diễn dịch trên, nhân dân Tây Tạng còn nhận định ý nghĩa của câu chú 6 chữ này là: “Khi lòng Từ Bi phát triển trọn vẹn như một bông sen vươn cao khỏi vũng bùn Vô Minh thì ánh sáng trí tuệ mới chiếu sáng rực rỡ được”.
2. Theo ý nghĩa phổ truyền khác thì:
OMÏ : trượng trưng cho sự hòa hợp của Trí Tuệ và Thân, Khẩu, Ý đã giác ngộ.
MANÏI : Ngọc Như ý, là viên ngọc quý được cầm nơi tay của Đại Bồ Tát, tượng trưng cho sự thanh tịnh.
PADME : Là hoa sen, tượng trưng cho người đã giải thoát tự tại ngoài sinh tử luân hồi. Vì hoa sen mọc từ bùn nhơ nhưng không bị nhiễm bùn, ám chỉ Đại Bồ Tát không còn bị ràng buộc bởi Nghiệp Báo và Sinh tử. Ngài đã hoàn toàn tự tại ngoài vòng khổ đau và luân hồi nhưng Ngài không an trụ cho riêng Ngài.
HÙMÏ : Tượng trưng cho Trí Tuệ thành tựu siêu việt của chư Phật, có tác động mãnh liệt xóa tan sự khổ não của Thế Gian.
Truyền thống này còn phối hợp 06 chữ của Lục Tự Đại Minh Chú với 06 Ba La Mật là:
OMÏ : Biểu tượng cho sự viên mãn Thiền Định Ba La Mật (Dhyàna pàramita), dứt bỏ Nhân luân hồi ở Thiên Giới.
MA: Biểu tượng cho sự viên mãn Nhẫn Nhục Ba La Mật (Ksïànti pàramita) dứt bỏ Nhân luân hồi ở Tu La Giới.
NÏI : Biểu tượng cho sự viên mãn Trì Giới Ba La Mật (‘Sìla pàramita) dứt bỏ Nhân luân hồi ở Nhân Gian Giới.
PAD: Biểu tượng cho sự viên mãn Tinh Tiến Ba La Mật (Vìrya pàramita) dứt bỏ Nhân luân hồi ở Súc Sinh Giới.
ME : Biểu tượng cho sự viên mãn Bố Thí Ba La Mật (Dàna pàramita) dứt bỏ Nhân luân hồi ở Ngạ Quỷ Giới.
HÙMÏ : Biểu tượng cho sự viên mãn Trí Tuệ Ba La Mật (Prajnõà pàramita) dứt bỏ Nhân luân hồi ở Địa Ngục Giới.
Như vậy, truyền thống này dùng Công Đức uy thần và năng lực Thần Thông hóa độ vi diệu của Đức Đại Bi Quán Thế Âm mà diễn tả ý nghĩa của Lục Tự Đại Minh Chú .
3. Theo quan điểm khác thì:
OMÏ : là huyền âm sáng tạo nên không thể giải thích hay nghĩ bàn.
MANÏI : Tượng trưng cho cõi Niết Bàn (Nirvànïa)
PADME : Tượng trưng cho Thế giới Vô Minh hay Địa Ngục (Sïamsara:  vòng luân hồi)
HÙMÏ : là huyền âm thể nhập.
Do đó, Lục Tự Đại Minh Chú minh họa cho tư tưởng: “ Khi Vô Minh thì Thế Gian là sự đau khổ, khi Giác ngộ thì Thế Gian chính là cõi Niết Bàn. Cũng như viên ngọc quý nằm trong hoa sen thì Niết Bàn thật ra không ở đâu xa mà chính là Thế giới Vô Minh này”.
4. Lại có quan điểm cho rằng:
OMÏ : là tiếng kêu cứu của chúng sinh đang đau khổ.
MANÏI : là ngọc quý hay Trí tuệ.
PADME : là hoa sen hay Từ Bi.
HÙMÏ : là phát tâm cao thượng, cương quyết phát triển hai đức tính Từ Bi và Trí Tuệ để thoát khỏi sinh tử luân hồi.
Do đó, Lục Tự Đại Minh Chú được diễn giải là: “Khi nghe thấy tiếng kêu cứu của chúng sinh thì chư Phật Bồ tát thương xót, nên đem giáo pháp ra truyền dạy để cứu vớt họ. Muốn thoát khỏi vòng luân hồi khổ đau thì phải biết phát triển Trí Tuệ và chỉ có Trí Tuệ mới đem lại sự hiểu biết một cách chính xác như thật, có nhìn rõ ràng mọi vật thì mới biết đâu là thật, đâu là giả để tìm đường giải thoát. Nhưng có Trí Tuệ vẫn chưa đủ mà phải biết phát triển cả lòng Từ Bi nữa. Vì thiếu Từ Bi, người tu hành sẽ trở nên  khô khan khắc khổ, chán ngán Thế gian rồi khởi Tâm phân biệt mà bị vướng mắc. Như viên ngọc sáng cần có hoa sen đỡ lấy che chở thì mới vươn lên khỏi vũng bùn và chiếu sáng được. Vì thế, Từ Bi và Trí Tuệ là hai đức tính cần có”.
Do vậy, khi thấy sự đau khổ của Thế gian, Hành giả phải biết tu tập phát triển Trí Tuệ và Từ Bi để giải thoát cho mình và người khác.
5. Trong quyển “Kindness Clarity and in sight” (Thiện Tri Thức xuất bản ) Đức DaLai LaMa thứ 14 (Tezin Gyatso) giải thích 06 chữ của Lục Tự Đại Minh Chú là:
- OMÏ : tạo bằng 03 chữ A , U , M  tượng trưng cho Thân, Ngữ và Tâm thức bất tịnh của Thiền giả (Người hành Thiền), chúng cũng tượng trưng cho Thân, Ngữ và Tâm Thức thanh tịnh tuyệt vời của một vị Phật.
- MANÏI : viên ngọc, tượng trưng những yếu tố của phương tiện; ý định vị tha đạt đến giác ngộ, Đại Bi, Đại Từ như một viên ngọc chấm dứt sự nghèo khổ. Ý định vị tha được giác ngộ và có quyền lực loại bỏ sự thống khổ và những khó khăn trắc trở của vòng sinh tử và sự giải thoát riêng cho cá nhân mình. Như một viên ngọc lấp đầy những nguyện vọng của những chúng sinh, ý định vị tha được giác ngộ thành tựu những mong mỏi của họ.
- PADME : là hoa sen, tượng trưng cho Trí Tuệ. Bởi vì cũng như hoa sen mọc lên trong bùn mà không dơ nhiễm bởi sự bất tịnh của bùn. Trí Tuệ có quyền lực làm cho chúng ta trọn vẹn. Còn khi không có nó, chúng ta rơi vào mâu thuẫn.
- HÙMÏ : dấu hiệu hợp nhất của phương tiện và Trí Tuệ để cho sự tịnh hóa hoàn toàn.
Sự không phân biệt là sự kiện một Tâm thức mà trong đó phương tiện và Trí Tuệ trong hình thức hoàn mãn của chúng, kết hợp với nhau thành một thực thể không phân biệt. HÙMÏ là âm chủng tự của A Súc Bệ Phật (Aksïobhya – Bất Động ) bất động bất loạn vì không có gì có thể tác động.
Tóm lại, qua con đường thực hành, trong sự phối hợp không thể phân chia của phương tiện và Trí Tuệ, chúng ta có khả năng làm cho Thân, ngữ, Tâm bất tịnh của mình thành Thân, Ngữ, Tâm siêu việt của một vị Phật. Phật Tính (Buddhatà) không thể tìm được ở đâu khác ngoài tự nơi mình vì những yếu tố cần thiết cho sự thành tựu của nó thì ở nơi chúng ta.
6. Theo Đạo sư Tang Tong Gyalbo (Thang stongr Gayalbo) thì Lục Tự Đại Minh Chân ngôn được coi là sự chứa đựng, sự tập trung của tất cả năng lực thiêng liêng phát ra từ lòng Đại Bi và sự đại diệu dụng của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát. Trong đó:
OMÏ : bao gồm 05 loại hình tượng và Trí Tuệ của Phật.
MANÏI : có nghĩa là viên ngọc báu (Bảo châu)
PADME : có nghĩa là hoa sen ( Liên Hoa)
Hợp hai nghĩa này với nhau thì MANÏI PADME có nghĩa là: “Ngài là Bậc Thủ Trì Liên Hoa và Bảo Châu” và đây cũng chính là Biệt hiệu khác của Quán Âm.
HÙMÏ : có công năng bảo hộ chúng sinh trong 06 nẻo.
Như vậy, ý nghĩa của Lục Tự Chân ngôn là: “Hỡi Bậc Đạo sư của 05 Phật Thân và 05 Trí Như Lai, Bậc Thủ Trì Liên Hoa và Bảo Châu! Xin Ngài hoan hỷ gia hộ cho chúng sinh trong 06 nẻo vượt qua các thống khổ”.
Đạo sư Tang Tong Gyalbo nhấn mạnh rằng Chân ngôn này có nhiều sự giải thích khác nhau. Tuy nhiên khi Trì Tụng không cần thiết phải nghĩ tới tất cả ý nghĩa ấy, chỉ một âm thanh của Lục Tự này vốn hàm chứa sức mạnh đơn thuần cố hữu sẽ tự nhiên truyền đạt Trí Tuệ và Từ Bi của Quán Thế Âm Bồ Tát cho Hành giả và từ đó, qua Hành giả, nó sẽ truyền đạt đến tất cả chúng sinh.
III. Quan điểm của Mật giáo Trung Hoa và Nhật Bản:
Theo truyền thống của Mật Giáo Trung Hoa và Nhật Bản, hầu như các bậc Đạo Sư chỉ chú ý vào phương pháp Tu Trì, thực hành Lục Tự Đại Minh Chú chứ không giải thích ý nghĩa của nó. Thế nhưng, qua quá trình tham khảo, chúng tôi nhận thấy các bậc Đạo Sư Mật Giáo lại rải rác giải thích ý nghĩa của từng câu chữ trong Lục Tự Đại Minh Chú, nên mạnh dạn kết hợp thành nghĩa thú như sau:
- OMÏ ( ) được kết hợp bởi 03 chữ A , U , MA . Trong đó:
A () là “Tất cả Pháp vốn chẳng sinh” nên A mang nghĩa của Pháp Thân (Dharma  Kàya) hay Thân phổ biến, là thực trạng giống nhau đối với tất cả các Đấng Giác Ngộ. Tức là kinh nghiệm về tổng thể, về thực tại siêu nhân vị và sâu nhất của Pháp, của cơ sở nguyên sơ. Từ đó, lưu xuất mọi trật tự: vật lý, luân lý, tinh thần và siêu việt.
U () là “Tất cả Pháp Thí Dụ chẳng thể đắc” nên U mang nghĩa của Báo Thân (Samïbhoga Kàya) hay Thân an lạc, là thực trạng lý tưởng hay đặc tính Trí Tuệ của một vị Phật. Tức là trạng huống sáng tạo của nguyên lý trong lĩnh vực của thực tại lý tưởng và gây cảm hứng. Từ đó, xuất phát mọi cảm kích sâu sắc.
MA () là “Tất cả Pháp Vô Ngã chẳng thể đắc” nên Ma mang nghĩa của Hóa Thân (Nirmana kàya) hay Thân biến hóa, là thực trạng cá vị trong đó sự cảm kích biến thành hiện tướng và hành động trông thấy được. Tức là sự Thể nhập thành nhân vị hay cá vị của một Bậc Giác Ngộ.
Do đó, OMÏ nhiếp nghĩa vô biên, là đầu mối của các chữ. Tức là nơi phát sinh của tât cả các Pháp. Từ đây, OMÏ là MẪU của các Đà La Ni nên thường đặt ở đầu câu. Ngoài ra, tùy theo ý nghĩa của câu chú theo sau mà OMÏ biểu thị cho các nghĩa: Tam Thân ( 03 thân), Quy Mệnh, Cúng Dường, Cảnh giác, Nhiếp phục.
Đối với cá nhân Hành giả, thì OMÏ được xem là sự hợp nhất của 03 Mật (Thân mật, Khẩu mật, Ý mật) và tiền đề của 3 Mật là cần phải trau dồi Thân, Khẩu, Ý cho thật trong sạch. Chỉ khi nào giữ vững được Thân, Khẩu, Ý thì mới có thể bước chân vào con được tu trì. Vì thế OMÏ được xem là biểu tượng cho sức cố gắng phổ quát của sự giải thoát, tức biểu tượng này không phải là mục đích cuối cùng (như quan điểm của Ấn Độ Giáo) mà chính là điều kiện đầu tiên của chân giải thoát và của sự chứng ngộ hoàn toàn (Quan điểm của Phật giáo).
Lại nữa, trong Ngũ Trí Như Lai Man Đa La của Mật giáo Tây Tạng thì OMÏ là chủng tử của Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai (Vairocana Tathàgata) biểu tượng cho yếu tố trong sáng của Tâm thức đang rạng tỏa khắp Pháp giới (Dharma Dhàtu) mang sức mạnh sáng tác và tràn đầy tính khoan dung, hỷ xả, thông cảm mọi tư tưởng, chấp nhận sự tự do cá nhân, định đoạt giáo nghĩa theo tinh thần sống động không giáo điều. Cho nên, OMÏ đại diện cho sự hiểu biết chân chính và cũng là nền tảng của các Pháp trong Phật giáo.
Như vậy, trong Lục Tự Đại Minh Chú thì OMÏ biểu tượng cho nền tảng căn bản của sự giải thoát, là “Sự hiểu biết chân chính”.
- MANÏI (亙仗là viên ngọc Như ý, biểu thị cho giá trị vô thượng, nhờ nó mà mọi ước nguyện được thỏa mãn. Nên thông thường MANÏI tượng trưng cho Đức Pháp Tài của chư Phật Bồ tát, thường hay tuôn mưa tài bảo của Thế gian và Xuất Thế gian để làm thỏa mãn các mong cầu của chúng sinh.
Tuy nhiên, ngay từ hình thức ban đầu, Phật giáo đã xác nhận viên ngọc quý là một biểu tượng của 3 nơi chứa đựng sự giác ngộ, đó là:
Phật (Buddha) tức các Đấng Giác Ngộ.
Pháp (Dharma) tức Chân lý đưa đến giác ngộ.
Tăng (Sanõgha) tức là cộng đồng tu sĩ  hay những người đang tiến bước trên con đường Giác ngộ.
Như vậy, theo Phật giáo thì giá trị vô thượng là sự giác ngộ viên mãn. Nhờ vào ánh sáng tỏa rạng từ sự giác ngộ mà mọi tối tăm mê mờ của Tâm Thức không còn khả năng trói buộc con người chìm đắm trong dòng sinh tử khổ đau nữa. Chính vì thế cho nên người nào có được viên ngọc quý tỏa rạng ấy thì người đó thoát khỏi vòng luân hồi, đồng thời viên ngọc quý không thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác ngoài đóa sen (Padma) trong Tâm Ta.
Giáo thuyết của Kim Cương Thừa (Vajra Yàna) xác nhận là: “Những kẻ nào tìm thấy trong tâm có viên ngọc Như ý thì nó sẽ tỏa rạng Trí Tuệ giác ngộ, lúc đó kẻ ấy sẽ biến cái Thức sinh diệt thành cái Trí vĩnh cửu, nhận ra vô biên trong hữu hạn và chuyển sự phiền não luân hồi thành Niết Bàn tự tại”.
Như vậy, trong Lục Tự Đại Minh Chú, MANÏI không mang ý nghĩa về phước báu mà được biểu tượng cho Trí Tuệ sáng chói hay Phật tính bất sinh bất diệt vốn có sẵn trong Tâm của mỗi một chúng sinh.
- PADME (扔榰 ) là bên trong hoa sen.
Theo Phật giáo, hoa sen (Padma) là một hình ảnh biểu tượng cho sự thuần khiết trong trắng không hề bị ô nhiễm. Ý nghĩa căn nguyên của hoa sen đều được diễn tả là: “Hoa sen mọc từ bùn đen, vươn lên khỏi mặt nước, ra khỏi mặt nước mới nở hoa và tỏa hương thơm tinh khiết. Mặc dù sinh trưởng từ bùn đen và nước bẩn nhưng nó không hề bị nhiễm sự dơ bẩn của những thứ này”.
Dựa vào hình ảnh ấy, giáo đồ Phật giáo nhận định rằng:
- Hạt sen: Biểu thị cho hạt giống của Tâm Bồ Đề (Bodhicitta) cực tĩnh vốn có của tất cả chúng sinh, dù bị trôi lăn trong bùn lầy sinh tử nhưng không hề mất đi bản tính thanh thịnh vốn có.
- Nảy nở trong bùn đen nước bẩn: Biểu thị cho sự tinh tiến tu tập phạm hạnh (Bràhma càrya) phát huy bản tính thanh tĩnh vốn có trong bùn lầy chuớng ngại phiền não và nước bẩn sinh tử.
- Vươn lên khỏi mặt nước: biểu thị cho trạng thái dứt trừ được Kiến Hoặc phiền não.
- Nở hoa: Biểu thị cho sự tu tập viên mãn các Đức Hạnh cần làm, là mọi hành động tự lợi lợi tha dựa trên tính cách vô ngã, vô sở chấp. Đây là trạng thái dứt trừ Tư Hoặc phiền não và Lậu Hoặc phiền não.
- Tỏa hương thơm tinh khiết: Biểu thị cho mùi thơm lan tỏa của Tâm Từ Bi Hỷ Xả bao trùm mọi hoạt động Thân, Khẩu, Ý và là trạng thái dứt trừ Trần Sa Hoặc phiền não.
- Hoa nở bày gương sen và hạt sen: Biểu thị cho Tâm thanh tĩnh (tức gương sen) là vùng đất nâng đỡ hạt giống Bồ Đề quý báu bất diệt (tức hạt sen) vốn có trong tâm. Đây là trạng thái dứt trừ Vô Minh hoặc phiền não, tức là chuyển biến sự phiền não luân hồi thành Niết Bàn Tự tại.
Các trạng thái trên đều minh họa cho hiện tượng là khi Đức Hạnh và Trí Tuệ nảy nở thì nghiệp phiền não yếu dần và mất hẳn, tức là “Cái này sinh thì cái kia diệt, cái này diệt thì cái kia sinh”. Như thế, hoa sen có thể biểu tượng cho Tâm Thức sinh diệt của mỗi một chúng sinh.
Bí Tạng Ký ghi rằng: “Tâm phàm phu như hoa sen khép kín, Tâm Thánh Nhân như hoa sen nở rộ”.
Hoặc ghi là: “Trái tim thịt (Hrïdaya) của chúng sinh có 8 múi vốn là hoa sen tám cánh nhiếp trì mạn đà là (Manïdïala : Đạo tràng) của các Tôn”.
Theo ý nghĩa này thì hoa sen (Padma) biểu tượng cho Bản Tâm của chúng sinh và Padme tượng trưng cho ý nghĩa “Bên trong Bản Tâm”.
Như vậy MANÏI PADME được diễn dịch là: ‘Trí Tuệ sáng chói trong tâm của chính mình” hay “Phật Tính bất diệt trong Tâm Thức sinh diệt”.
- HÙMÏ ( ) được hợp thành bở 4 chữ A , HA , Ù , MA. Trong đó:
A ()là “Tất cả Pháp vốn chẳng sinh” biểu thị cho nghĩa Pháp Thân, dùng nhiếâp Lý thực tế của tất cả Chân Như Pháp giới Tính.
HA () là “Tất cả NHÂN (hạt giống) chẳng thể đắc” biểu thị cho nghĩa Báo Thân, dùng nhiếp Giáo tất cả: Trong ngoài, lớn nhỏ, quyền thực, hiển mật.
Ù () là “ Tất cả Pháp Tổn Giảm chẳng thể đắc” biểu thị cho nghĩa Ứng Thân, dùng nhiếp Hạnh của tất cả: 3 Thừa, 5 Thừa.
MA () được biểu diễn bằng một điểm tròn trên đầu chữ là “Tất cả Pháp Ngô Ngã chẳng thể đắc” hay MA là Nhân Ngã (Atma) tức là vọng tình sở chấp. Nếu lìa được Tổn giảm và Tăng ích liền hợp với Trung đạo. Do đó, MA biểu thị cho Hóa thân, dùng Pháp vô sở bất nhiếp nhất thiết quả (không có gì không nhiếp được tất cả Quả).
Do vậy, HÙMÏ biểu thị cho Tâm Bồ Đề (Bodhicitta) của tất cả Như Lai, là nguyên lý tình thương phổ biến của Tâm Giác ngộ. Hay HÙMÏ là cửa ngõ của sự thành tựu trong đời qua sự buông bỏ Bản Ngã và nguyện dâng hiến trọn đời cho công việc cứu độ chúng sinh. Vì thế, HÙMÏ còn biểu tượng cho cuộc sống cao đẹp.
Lại nữa, do Tâm Bồ Đề là biểu tượng cho sự phá tan mọi nghiệp ác nên HÙMÏ còn mang nghĩa “Tồi phá”, tức là đập tan mọi nhân Vô Minh để hiển nghĩa Đại Không cực thiện.
Vì người phát Tâm Bồ Đề là người nguyện hy sinh Bản Ngã của mình và tận lực thực hiện công hạnh hóa độ chúng sinh. Chính sự hy sinh này đã tạo thành cái sức mạnh làm cho Ma Vương (Màra Ràja) và quyến thuộc của nó phải sợ hãi lánh xa. Do đó, HÙMÏ còn mang ý nghĩa “Khủng bố”, tức là xua đuổi các loài ma ác, quỷ dữ.
Lại nữa, người phát Tâm Bồ Đề đã hy sinh Bản Ngã nguyện đem lại sự an lạc tốt lành cho tất cả chúng sinh nên tạo thành năng lực ủng hộ bảo vệ cho họ vượt thoát mọi chướng nạn. Do đó, HÙMÏ còn mang ý nghĩa là “Hộ vệ khắp cả”.
Từ các ý nghĩa này , nên HÙMÏ là chủng tự của các vị Trì Kim Cương (Vajra Dhàra),  Phẫn Nộ Minh Vương ( Krodha Vidya Ràja ) Phẫn Nộ Thần Vương (Krodha Devatà Ràja), hay HÙMÏ là chủng tử chung của chư Thiên trong 3 Bộ và HÙMÏ được biểu tượng cho đời sống cao đẹp của Thánh Nhân.
Tóm lại, OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ có thể được diễn dịch là : “ Khi chân chính thức ngộ được Phật Tính bất diệt vốn có trong Tâm của mình thì cuộc sống cá nhân mới thực sự có ý nghĩa cao đẹp nhất”.
Ý tưởng này đã được Kinh Pháp Hoa (Saddharma Punïdïarika Sùtra) minh họa qua hình ảnh một kẻ nghèo khổ mang viên ngọc quý trong người mà chẳng biết, lại cứ mải mê chìm đắm trong cuộc sống đói khát lang thang. Đến lúc gặp một người tốt chỉ cho biết là mình vốn mang viên ngọc quý thì kẻ kia chợt bừng tỉnh và từ đó người cùng tử ấy bắt đầu thực hiện một cuộc sống đầy ấm êm và khoái lạc.


———————————-


No comments:

Post a Comment